TOP 6 lễ hội văn hóa dân gian truyền thống nổi bật ở miền Trung

  Miền Trung là một dải đất có khí hậu khắc nghiệt nhất trong ba miền của đất nước. Tuy nhiên các tỉnh miền Trung lại có những ưu điểm riêng và độc đáo để thu hút khách du lịch. Miền Trung có rừng và biển hài hòa. Cảnh sắc thiên nhiên đa dạng. Cho nên mảnh đất này rất thu hút du khách. Đặc biệt nơi đây còn có nhiều lễ hội văn hóa dân gian tín ngưỡng. Điều đó càng thu hút du khách đến với mảnh đất này nhiều hơn. Cùng tìm hiểu TOP 6 lễ hội văn hóa dân gian truyền thống nổi bật ở miền Trung qua bài viết sau nhé.

1. Hội vật làng Sình ở Huế

Làng Sình hay còn có cái tên gọi khác là Làng Lại Ân nằm ở hữu ngạn sông Hương thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nơi đây là nơi cuối cùng còn lưu giữ truyền thống vật võ. Một trong những nét văn hóa đặc trưng của người Việt. Lễ hội vật làng Sình thường diễn ra vào ngày 9 và 10 tháng Giêng Âm lịch.

lễ hội văn hóa dân gian truyền thống nổi bật ở miền Trung 

Lễ hội làng Sình

Đây là một lễ hội được tổ chức như một hoạt động giải trí cho mọi người sau tết. Bởi vậy mà ngoài việc thể hiện sức khỏe , tinh thần thượng võ thì các đô vật còn tạo ra tiếng cười cho mọi người. Để mọi người có được tinh thần thoải mái cả năm.

Người dân địa phương còn quan niệm, nếu năm nào hội vật thu hút được nhiều người đến xem . Thì năm đó người làng sẽ làm ăn khấm khá. Bởi vậy, mà cho dù hội vật diễn ra vào mùa đông nhưng vẫn thu hút rất đông người dân đến tham dự.

2. Lễ hội đền vua Mai Hắc Đế ở Nghệ An

Lễ hội đền vua Mai từ lâu đã trở thành một trong những nét đẹp truyền thống của người dân Nam Đàn, Nghệ An. Lễ hội này thường diễn ra vào mùa xuân. Và thu hút rất đông du khách thập phương về tham dự. Lễ hội thường được diễn ra vào ngày 13 đến 15 tháng Giêng âm lịch.

Hàng năm cứ đến đầu xuân năm mới du khách khắp mọi nơi lại nô nức tham dự lễ hội đền vua Mai. Để tưởng nhớ công ơn của vua Mai Thúc Loan cùng với các tướng lĩnh của ông đánh bại quân xâm lược phương Bắc. Xây dựng nước Vạn An độc lập (722-726).

Lễ hội đền vua Mai Hắc Đế ở Nghệ An 

Lễ hội đền vua Mai

Trong suốt 3 ngày 13, 14, 15 tháng Giêng âm lịch các hoạt động hội hè như bóng chuyền, đấu vật, cờ thẻ, chọi gà, đu tiên diễn ra sôi nổi, thu hút nhiều người tham gia.

3. Lễ hội vía Bà ở Bình Định

Lễ hội vía Bà khai mạc vào ngày 17 tháng Giêng âm lịch. Lễ hội này là một lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm. Để tưởng nhớ công ơn của bà Đỗ Thị Tân. Bà là một người đỡ đẻ rất có tâm. Chẳng ngại đêm hôm hay đường sá xa xôi. Chỉ cần nơi nào có sản phụ sinh nở bà đều có mặt . Để giúp các bé được chào đời bình an.

Và để tưởng nhớ sự đức độ của bà dân làng đã lập miếu thờ ngay trên mảnh đất nơi bà sinh sống ngày xưa. Đồng thời lễ hội diễn ra hàng năm cũng với mong muốn cầu cho dân an, mùa màng tươi tốt, đời sống ấm no. Bên cạnh phần lễ còn có phần biểu diễn múa lân, sư tử.

 

Lễ hội vía Bà ở Bình Định

Ngoài ra, lễ hội còn có các màn biểu diễn nghệ thuật như hát tuồng, kéo co, đẩy gậy, đập niêu và xem hát quan họ.

4. Lễ hội cầu ngư ở Thuận An - Huế

Lễ hội cầu ngư là một lễ hội được tổ chức ở thị trấn Thuận An, Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế bởi người dân Thái Dương Hạ. Lễ hội được tổ chức vào ngày 12 tháng 2 âm lịch hàng năm để tôn kính ngài Trương Quý Công. Bởi ngài Trương Quý Công (quê Thanh Hóa) ngày xưa đã có công dạy dân nghèo đánh cá, chèo thuyền buôn bán.

Đây là một phong tục tập quán quen thuộc hàng năm của người dân Thuận An. Cứ 4 năm một lần, làng lại tổ chức lễ hội lớn với các vở kịch mô tả các hoạt động đánh bắt cá mang nét đẹp dân gian của cư dân vùng biển.

 

Lễ hội cầu ngư ở Thuận An - Huế

5. Lễ hội Đống Đa ở Bình Định

Lễ hội Đống Đa là một lễ hội được tổ chức nhằm ghi nhớ chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa. Và tôn vinh chiến công lừng lẫy của đội quân Tây Sơn Nguyễn Huệ.  Đặc biệt là vua Quang trung Nguyễn Huệ.

Lễ hội này thường được diễn ra vào ngày 4, 5 tháng Giêng âm lịch tại Bảo tàng Quang Trung, Phú Phong, Tây Sơn, Bình Định. Bên cạnh nghi lễ truyền thống, lễ hội còn có nhiều hoạt động văn hóa dân gian . Như đấu võ, trống trận Tây Sơn, đua thuyền, trò chơi dân gian, tuồng.

lễ hội văn hóa dân gian truyền thống nổi bật ở miền Trung 
 Lễ hội Đống Đa

6. Lễ hội Dinh Thầy Thím ở Bình Định

Lễ hội Dinh Thầy là một nét văn hóa của Bình Thuận, Bình Định từ lâu đời. Hàng năm, cứ đến ngày 14-16 tháng 9 Âm lịch. Hàng nghìn du khách và người dân địa phương tập trung về Di tích lịch sử - văn hóa Dinh Thầy Thím tỉnh Bình Thuận để hành hương, trẩy hội.

Tại lễ hội, có rất nhiều nghi lễ cổ xưa vẫn được bảo tồn. Ngoài ra, còn có nhiều trò chơi dân gian thu hút đông đảo du khách . Như tuồng cổ, võ thuật, lắc thúng, bắn cá chuồn, kéo co, múa lân, múa rồng. Các hoạt động này khiến không khí lễ hội trở lên vô cùng náo nhiệt.

lễ hội văn hóa dân gian truyền thống nổi bật ở miền Trung 
Lễ hội Dinh Thầy Thím

Trên đây là TOP 6 lễ hội văn hóa dân gian truyền thống nổi bật ở miền Trung mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Hi vọng với những thông tin trên đây bạn sẽ hiểu hơn về các lễ hội và có dịp cùng gia đình tham gia nhé.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nhà 3 tầng hiện đại Nghệ An – Kiến tạo phong cách kiến trúc theo cách riêng

Thiệp cưới chibi - Mẫu thiệp cưới phá cách dành cho các cặp đôi

Các bước sử dụng bình phun thuốc sâu